Chọn địa điểm xây dựng trang trại
Chọn vị trí xây dựng trại sản xuất giống ốc cần đảm bảo các điều kiện sau:
– Có nguồn nước trong sạch, độ mặn ổn định trên 30‰, không bị nhiễm bẩn bởi chất thải công nghiệp, nông nghiệp hoặc chất thải sinh hoạt.
– Có vị trí độc lập, xa khu dân cư.
– Có điều kiện thuận lợi về điện, nước, phương tiện giao thông và các dịch vụ sinh hoạt khác
– Có khả năng ương nuôi ốc
Thiết kế xây dựng trại giống
Căn cứ vào vị trí và diện tích xây dựng mà tính toán thiếc kế trại giống cho phù hợp
Các công trình phải liên hoàn và thuận tiện cho thao tác sản xuất. Hệ thống bể lọc, chứa nước, bể nuôi ốc bố mẹ, bể ương nuôi ấu trùng, bể gây nuôi tảo phải ở vị trí gần nhau, hợp lý và thuận tiện. Phòng thí nghiệm, phòng nuôi giữ giống tảo phải độc lập với trại giống nhưng gần nhau để tiện cho quan sát theo dõi ấu trùng.
Các hạng mục chính cần xây dựng cho trại sản xuất ốc
– Hệ thống bể gồm: bể lọc, bể chứa, bể ương ấu trùng, bể nuôi tảo, bể ương ốc, bể nuôi ốc bố mẹ, bể xử lý nước thải.
– Hệ thống nước
– Hệ thống khí.
– Hệ thống điện.
– Hệ thống gây nuôi thức ăn.
– Phòng làm việc và sinh hoạt.
– Hệ thống nhà bao che, nhà kho, nhà máy.
Một số chỉ số kỹ thuật và tỷ lệ giữa các loại bể
Để đạt công suất 1 triệu giống/đợt sản xuất, hệ thống bể trong trại sản xuất giống ốc cần xây dựng có thể tích như sau:
– Bể chứa: 2 x 20 m³
– Bể lọc: 2 x 2 m³
– Bể nuôi ốc bố mẹ: 2 x 15 m³
– Bể ương ấu trùng trôi nổi: 10 x 4 m³
– Bể ương ốc: 20 x 10 m3
– Bể nuôi cấy tảo: 6 x 2 m³
Các bể nên xây dựng bằng vật liệu xi măng, thành bể láng bóng để thuận tiện cho vệ sinh. Đối với bể ương ấu trùng nên thiết kế bể có kích thước chiều dài, rộng và cao tương ứng 2 x 2 x 1,1 m. Thiể tích sử dụng là 4 m³. Bể ương giống nên có kích thước về chiều dài, chiều rộng chiều cao tương ứng là 6 x 2,5 x 0,7 m. Cao trình đáy và lỗ thoát nước của bể phải được thiết kế sao cho có thể xả cạn toàn bộ nước trong bể nuôi khi cần thiết.
Một số yêu cầu khác
– Công trình phải được xây dựng vững chắc, không bị nứt và rò rỉ. Bể lọc và chứa nước nên có cao trình cao hơn bể ương, bể tảo, bể nước có thể tự chảy. Nếu cao trình bằng nhau phải sử dụng hệ thống bơm luân chuyển.
– Bể nuôi tảo và phòng nuôi giữ giống tảo được xây đựng ở vị trí trống, có nắng và xa hệ thống nước thải.
– Hệ thống bể ương ở vị trí sạch sẽ, thông khí.
Các trang thiết bị cần thiết trong trại giống
Hệ thống nước
Hệ thống cung cấp nước trong trại giống gồm có: máy bơm, đường ống, bộ chống lọc nước.
Máy bơm và đường ống:
Tuỳ theo công suất trại giống và khối lượng aước cần sử dụng hàng ngày mà lựa chọn bơm có mã lực lớn hoặc nhỏ, thông thường sử dụng bơm từ 1 – 2 CV. Nên sử dụng các loại máy bom có cấu tạo bằng các vật liệu không gĩ như nhựa, thép không gỉ.
Bơm được chọn đặt ở vị trí thích hợp để khả năng hút và đẩy dạt được tốc độ cao nhất, đảm bảo đủ lượng nước cung cấp cho trại giống.
Tuỳ theo công suất bơm để lựa chọn kích cỡ đường ống cho phù hợp; có thể sử dụng đường ống sắt hoặc ống nhựa. Vùng biển có sống gió lớn, đường ống được chôn đóng cẩn thận để hạn chế sự cố về đường ống do sóng gió gây nên.
Cần thiết kế van xã nước tồn đọng trong ống truớc khi bom nước lên bể để tránh sự han gỉ của đưòng ống làm ô nhiễm nước. Tốt nhất là sử dụng đường ống nhựa để cung cấp nước và chỉ nên sử dụng đường ống sắc ở những nơi cần thiết.
Thiết kế dường ống dẫn chính từ bể chứa vào khu vực ương nuôi và khu làm tảo sao cho việc lấy nước vào bể thuận tiện nhất. Mỗi bể có một van cấp nước vào. Đường ống cáp nước chính và các nhánh phải phù hợp để nước được phân phối đều cho toàn bộ khu vực trại.
Hệ thống lọc cát
Lọc cát là một thiết bị lọc cơ học, sử dụng lực tĩnh điện dể hấp thu các vật thể lơ lửng trong nước và tách chúng ra khỏi nước.
Bể lọc cát có tổng diện tích lọc (m2) bằng 1/30 – 1/40 tổng thể tích bể ương (m³), cao từ 1,5 – 2m. Bể lọc được chia làm 2 hoặc nhiều ngăn lọc để thuận tiện cho sử dụng và vệ sinh xử lý bể. Bể lọc có cao trình cao hơn bể chứa, bể ương và bể tảo để nước có thể tự chảy trực tiếp vào bể.
Cấu tạo của tầng lọc cát nhu sau:
30 – 40 cm: khoảng chứa nước
15 – 30 cm: cát mịn Φ = 0,1 – 0,2 mm
20 cm: cát mịn Φ = 0,2 – 0,3 mm
10 om: cát thô Φ = 0,4 – 0,5 mm
5 cm: đá răm nhỏ Φ = 1 – 2 mm
5 cm: đá cuội Φ = 5 – 10 mm
5 cm: đá lớn Φ = 20 – 30 mm
2 cm: tấm đan giữ tầng lọc
20cm: khoảng lưu thông chứa nước.
Một số điểm lưu ý khi làm bể lọc cát:
– Trước khi làm bể lọc các vật liệu phải được rửa sạch.
– Giữa các lớp vật liệu phải có lưới ngăn để tránh bị trộn lẫn.
– Trên bề mặt có tấm chắn hoặc bao cát để nước không xối thẳng vào cát tạo thành các hố sâu.
– Ống dẫn nước vào bể lọc đục thành nhiều lỗ và phân chia đều trên bề mặt lọc.
– Ngâm nước tẩy trùng và xả nước kỹ trước khi sử dụng bể
– Trong quá trình sử dụng cần kiểm tra bể lọc thường xuyên, hớt lớp bùn bẩn trên bề mặt cát 2 – 3 ngày/lần. Định kỳ vệ sinh bể lọc.
Hệ thống thoát nước
Mương thoát nước phải dốc và đảm bảo rút nước hoàn toàn ra bể xử lý nước thải. Xây hố ga kề lỗ thoát nước ở cạnh mỗi bể để tiện thao tác khi chuyển ấu trùng từ bể này sang bể khác. Bề mặt hố ga có nắp đậy để thuận tiện cho di chuyển và thao tác trong sản xuất. Cần xây dựng bể chứa nước thải, không để nước thài từ quá trình sản xuất chảy trực tiếp ra biển nhằm hạn chế tình trạng gây ô nhiễm môi trường.
Hệ thống khí
Sử dụng máy thổi (air blower) hoặc máy nén khí (compreser) để cung cấp khí cho trại giống. Dùng máy có công suất lớn hoặc sử dụng nhiều máy để đảm bảo cung cấp đủ khí cho toàn bộ hệ thống bể nuôi, ống dẫn khí và đá bọt được sử dụng để dẫn khí và đưa khí hoà tan vào trong nước cung cấp ôxy cho ấu trùng và ốc nuôi, tạo dòng chuyển động và lực đẩy để ấu trùng và tảo không bị lắng xuống đáy bể.
Hệ thống điện
Điện sử dụng cho trại giống tốt nhất là dùng điện lưới. Những nơi chưa có điện lưới có thể dùng điện máy phát nhưng chi phí tương đối cao. Điện phải đủ công suất cho hoạt động của máy bơm, máy sục khí, đèn chiếu sáng trong trại giống và hệ thống đèn trong phòng tảo. Các công tắc, ổ cắm diện phải đặt ở trên cao, nơi khô ráo để tránh bị ướt do nước mặn làm chập điện hoặc gây điện giật nguy hiểm. Cần có hệ thống đóng ngắt tự động để đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống điện trong khu vực trại giống. Ngoài ra cần phải lắp hệ thống chuyển đổi điện giữa điện lưới và điện máy phát để có thể dễ dàng thay đổi khi cần sử dụng máy phát điện.
Hệ thống gây nuôi thức ăn
Tảo đơn bào là một trong những loại thức ăn sử dụng chủ yếu cho ấu trùng ốc ở giai đoạn sống trôi nổi, là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công trong sản xuất giống nhân tạo. Vật liệu và thiết bị chủ yếu của hộ thống gây nuôi tảo gồm:
+ Phòng phân lập và lưu giữ giống tảo:
Trang thiết bị chủ yếu trong phòng này gồm tủ sấy tiệt trùng, nồi hấp (autoclare), kính hiển vi, tủ lạnh, bếp điện, dụng cụ chuỷ linh (hộp lồng, bình thuỷ tinh, ống nghiêm, pipet, que cấy, buồng đếm,…) giá nuôi, đèn huỳnh quang,…
+ Để nuôi tảo sinh khối:
Bể composit hoặc bể xây bằng xi măng thể tích 1 – 2m3. Mặt trong bể màu trắng (bể composit), láng nhẵn. Đáy dốc nghiêng về lỗ thoát nước. Nước cấp cho bể tảo phải lọc kỹ, xử lý hóa chất và lọc qua ống lọc kích thước 0,5- 1µm để hạn chế các loài tảo tạp.
Che bể bằng vật liệu nhẹ (tôn nhựa, lưới chắn sáng) để tránh ánh sáng mạnh làm tăng nhiệt độ bể nuôi hoặc tránh mưa lớn làm giảm độ mặn và nhiệt độ trong bể dễ gây cho tảo tàn.
+ Thiết bị và hoá chất tẩy trùng:
Các dụng cụ nuôi nhỏ như bình thuỷ tinh, bình tam giác, hộp lồng, que khuấy… được rửa sạch và sấy khô trong tủ sấy ở nhiệt độ 120°C. Bể nuôi tảo được tẩy trùng bằng dung dịch thuốc tím 25 ppm.